Cách xử lý nước Cấp, Nước thải bằng hóa chất keo Tụ Polymer Cation, Polymer anion
Lượt xem: 2818

Hóa chất trợ keo tụ sử dụng trong xử lý nước cấp, xử lý nước thải nhằm giúp quá trình keo tụ chất rắn lơ lửng trong nước diễn ra nhanh hơn. Sự kết hợp giữai hóa chất keo tụ PAC, phèn nhôm, phèn sắt với hóa chất trợ keo tụ Plymer làm tăng kích thước hạt cặn lơ lửng, tăng hiệu quả lắng, do đó làm tăng hiệu quả xử lý cặn lơ lửng ra khỏi nước nguồn.

1. Khi cho Polymer vào nước sẽ xảy ra các giai đoạn:

- Các hạt keo bị hấp phụ bởi Polymer, không còn bền vững (Quá trình keo tụ).

- Các hạt keo bị phá vỡ sẽ kết dính với nhau thành các cục bông nhỏ, sau đó thành cụm to hơn và lắng được (quá trình kết bông).

- Polymer càn làm thay đổi rất ít độ ph và tăng rất ít độ muối, điều đó cho thấy tính chất đa dụng, tiện lợi của Polymer trong xử lý nước cấp, xử lý nước thải.

2. Ứng dụng

Tùy vào lĩnh vực nước cần xử lý mà chúng ta lựa chọn sử dụng polymer anion và Polymer cation.

- Đối với nước mặt: Sử dụng loại Polymer anion, vì trong nước nguồn tồn tại nhiều ion dương như ion Fe, Mn...

- Nước thải công nghiệp: Thường sử dụng Polymer anion kết hợp với chất keo tụ vô cơ.

- Xử lý bùn: Để làm khô bùn sau xử lý (bằng máy ép) sử dụng polyme anion cho bùn vô cơ, Polymer cation thích hợp cho bùn hữu cơ.

Chú ý: Lượng Polymer cần dùng khi xử lý nước rất nhỏ, chỉ cỡ phần nghìn. Nếu dùng quá nhiều Polymer thì nước sẽ trở nên rất nhớt, gây cản trở cho các công đoạn xử lý tiếp theo. Ngoài ra, lượng dư Polymer trong nước sẽ làm tăng COD. Vì cậy khi sử dụng Polymer trong xử lý nước cấp, xử lý nước thải cần dùng với lượng vừa đủ. Không nên sử dụng với lượng dư thừa.

Các tin liên quan:

Hotline tư vấn miễn phí:
Zalo